Khi điều trị bệnh tăng huyết áp tại nhà, bệnh nhân cần trang bị cho mình máy đo huyết áp để có thể theo dõi và kiểm soát mức huyết áp ở mức ổn định nhất.
Để giúp các bạn có thể dễ dàng sử dụng máy đo huyết áp, Phòng khám đa khoa bác sĩ gia đình Phú Đức sẽ lưu ý một số vấn đề quan trọng trong bài viết này, các bạn cùng theo dõi nhé.
Một số lợi ích khi sử dụng máy đo huyết áp tại nhà bạn nên biết:
Máy đo huyết áp là phương tiện để người dân kiểm soát huyết áp của mình, đặc biệt có ý nghĩa quan trong với những người mắc bệnh tăng huyết áp, những người già có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp...
Hơn nữa, nhờ việc đo huyết áp thường xuyên còn giúp bạn kịp thời phát hiện những thay đổi bất ngờ về huyết áp, từ đó có thể phòng tránh được những nguy cơ gây tai biến nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, nhồi máu não, thậm chí là đột quỵ,..
Đặc biệt, khi điều trị bệnh tăng huyết áp tại nhà, nhờ vào việc sử dụng máy đo huyết áp mà người bệnh có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý, tốt cho sức khỏe...như vậy việc chữa trị sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng máy đo huyết áp đúng cách sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo. Chính vì thế, các bạn cần nắm được quy trình đo huyết áp đúng cách, để làm được điều này các bạn cần chú ý những điểm sau:
Những lưu ý quan trọng khi đo huyết áp tại nhà
Tư thế đo huyết áp như thế nào là chuẩn?
Khi đo huyết áp người bệnh phải chọn tư thế ngồi thoải mái. Nên thư giãn trước đó khoảng 5 phút. Tuyệt đối không đo huyết áp ngay sau khi chạy nhanh, leo cầu thang (trừ khi bác sĩ cần đo lúc gắng sức), vừa mới ăn no, quá đói, quá mệt…, vì huyết áp khi đó sẽ cao hay thấp hơn con số trung thực.
Lưu ý về vị trí đo huyết áp
Có thể đo huyết áp ở bắp tay hay cổ tay với máy đo huyết áp điện tử, miễn là điểm cảm ứng trong băng quấn tay (sensor) phải nằm ngang mực tim. Nếu bạn đo ở bắp tay có thể đặt cánh tay nằm ngửa trên mặt bàn với điểm cảm ứng nằm trên nếp khuỷu tay khoảng 2cm. Còn nếu đo ở cổ tay thì thường người bệnh phải gập cánh tay một góc khoảng 45 độ để cổ tay ngang với trái tim.
Nên chọn phương tiện đo huyết áp như thế nào?
Hầu hết máy đo huyết áp dùng trong điều trị bệnh tăng huyết áp tại nhà có độ chính xác cao. Nếu bạn dùng máy điện tử tự động thì nên chọn máy:
+ Vận hành đơn giản chỉ với một nút (one touch) để người đo không bị phân tâm.
+ Bơm nhanh và không gây tiếng động lớn khi bơm hơi nhằm giảm sự glo lắng trong khi chờ đợi.
+ Máy có tính cảm ứng cao.
Chú ý bạn nên chọn bao quấn tay: dài tối thiểu 33 cm nếu đo ở bắp tay và 19,5 cm nếu đo ở cổ tay.
Các thao tác khi đo huyết áp
- Khôngđược ăn, uống và không nói trong lúc đo huyết áp vì sẽ làm sai lệch kết quả.
- Khi đo lần đầu cần đo cả hai tay, sau đó chọn cánh tay có mức huyết áp cao hơn.
- Nên đo huyết áp 2 lần/ngày, buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Đặc biệt, bạn cần ghi tất cả kết quả với ngày và giờ đo vào sổ để bác sĩ tiện đánh giá khi tái khám.
Những lưu ý về kết quả đo huyết áp
- Phải ghi cả hai trị số thu tâm (số lớn) và trương tâm (số nhỏ) vì bác sĩ chỉ có thể đánh giá bệnh khi có đủ hai trị số.
- Người bệnh không nên quá lo lắng nếu thấy huyết áp trong ngày dao động ít nhiều vì mức huyết áp khác nhau tại mỗi thời điểm trong ngày.
+ Huyết áp cao nếu huyết áp thu tâm >140 và huyết áp trương tâm >90. Tuy nhiên bạn cũng không nên coi thường huyết áp với trị số 135/85 nếu kéo dài nhiều ngày. Nếu n huyết áp cao bạn nên nằm nghỉ 15-30 phút rồi đo lại. Nếu huyết áp vẫn cao thì nên tham vấn ý kiến bác sĩ để có cách điều trị sớm.
Như vậy, việc đo huyết áp sẽ hỗ trợ nhiều cho việc điều trị bệnh tăng huyết áp tại nhà, tuy nhiên đó không phải là tất cả. Để có thể kiểm soát và điều trị bệnh tăng huyết áp một cách tốt nhất, các bạn cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ đối với từng tình trạng bệnh cụ thể. Các bạn hãy liên hệ với phòng khám chúng tôi để được các bác sĩ gia đình chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện và liên tục nhất.